Tuy nhiên, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều trường ĐH áp dụng phương thức tuyển sinh bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS đang tạo ra làn sóng người người nhà nhà học IELTS. Bên cạnh đó, truyền thông cũng đang góp phần "cổ súy" IELTS thái quá, dẫn đến việc nhiều bạn trẻ thần thánh hóa IELTS, phụ huynh chạy đua cho con học IELTS chỉ để chạy theo thành tích.
Hệ luỵ là nhiều người học IELTS chỉ "học xổi", "học mẹo" để có thể nhanh chóng đạt điểm số cần thiết. Việc dạy và học để thi IELTS nhưng chỉ tập trung vào các kỹ năng và “mẹo” làm bài thay vì tập trung vào việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể được coi là một ví dụ cho tác động dội ngược tiêu cực từ bài thi IELTS. Một số chuyên gia cũng khuyến cáo học IELTS theo "mẹo" khiến bài thi IELTS không phản ánh đúng trình độ tiếng Anh của người học.
Kiến thức học được thông qua IELTS ứng dụng vào đời sống không cao. Các bài thi IELTS thường được nhận xét là đắt đỏ, hàn lâm, không phù hợp trong giao tiếp thông thường. Từng bỏ tiền triệu để thi và có bằng IELTS, nhưng nhiều học sinh lại không thể viết được một bài luận hay biện trong môi trường quốc tế